Vì sao ô tô nội địa ngày càng mất dần sức hút với người tiêu dùng?
Doanh số bán hàng trong 3 tháng gần nhất cho thấy, người tiêu dùng Việt có xu hướng ưa chuộng ô tô nhập khẩu, giảm mua xe lắp ráp trong nước.
Ô tô nhập khẩu ngày càng được ưa chuộng
Theo số liệu bán hàng được Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố cho thấy, doanh số xe trong tháng 6/2024 đạt tổng cộng 26.575 ô tô các loại. Trong đó, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc chiếm 13.613 xe, nhiều hơn lượng xe lắp ráp trong nước đã bán ra thị trường (đạt 12.962 xe).
Trong tháng 5 vừa qua, toàn thị trường đã bán ra 11.985 xe lắp ráp, trong khi lượng xe nhập khẩu các loại đạt 13.809 chiếc. Ở tháng 4/2024, cán cân tương quan cũng có sự chênh lệch khi sức mua ô tô lắp ráp đạt 11.983 xe và 12.367 xe nhập khẩu được tiêu thụ.
Như vậy, đây đã là tháng thứ 3 liên tiếp, người tiêu dùng trong nước mua sắm các dòng xe nhập khẩu nhiều hơn xe lắp ráp trong nước.
Luỹ kế từ đầu năm 2024, tổng doanh số ô tô nhập khẩu đạt 67.035 xe, ít hơn lượng xe lắp ráp trong nước (đạt 67.849 xe). Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, doanh số ô tô nhập khẩu tăng 12%, trong khi xe lắp ráp trong nước giảm tới 12%.
Kết quả này phần nào cho thấy, người Việt có xu hướng chuộng ô tô nhập khẩu đồng thời giảm mua xe lắp ráp trong nước. Đơn cử như trường hợp của Mitsubishi Xpander, một trong những mẫu ô tô bán chạy nhất tại Việt Nam nửa đầu năm 2024. Xpander là một trong số ít mẫu xe tại Việt Nam có cả bản lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu.
Sau nửa đầu năm 2024, đã có 7.773 xe Xpander mới đến tay khách hàng Việt Nam, trong đó bản nhập khẩu chiếm tới 7.000 xe.
Đâu là nguyên nhân?
Theo nhiều chuyên gia ô tô cho biết, việc ô tô nhập khẩu ngày càng tăng sức hút tại Việt Nam, trong khi lượng tiêu thụ xe lắp ráp trong nước lại có xu hướng giảm đến từ hai lý do chính.
Đầu tiên, cũng phải thừa nhận rằng, trong khoảng thời gian 3-5 năm trở lại đây, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt nam ngày một nhiều hơn. Đã vậy còn rất đa dạng về mẫu mã, thương hiệu cũng như kiểu loại.
Trong khi giá bán của những mẫu xe này ngày càng cạnh tranh, đặc biệt là các dòng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia… vốn được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%.
Bên cạnh đó, việc nhiều mẫu mã ô tô nhập khẩu được nhà phân phối ưu đãi, giảm giá bán hấp dẫn hơn so với xe lắp ráp trong nước. Thậm chí, một số mẫu xe như Mitsubishi Pajero Sport, Honda Accord, Subaru Forester, MG RX5… vẫn đang được nhiều đại lý giảm giá bán lên đến cả trăm triệu đồng.
Thứ hai, lượng tiêu thụ xe lắp ráp trong 3 tháng gần đây chậm lại cũng có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý người tiêu dùng. Nhiều khách hàng còn chờ đợi chính sách ưu đãi đối với xe lắp ráp trong nước, chưa xuống tiền.
Thị trường toàn ngành ô tô mới chỉ bước qua nửa chặng đường, vẫn còn quãng thời gian từ giờ đến cuối năm để các doanh nghiệp sản xuất xe lắp ráp trong nước vực dậy doanh số. Nếu như ưu đãi thuế được thông qua, dự báo thị trường xe hơi trong nước sẽ rất nhộn nhịp, các dòng xe lắp ráp trong nước lúc này sẽ có thể có nhiều cơ hội để bứt phá về doanh số.
(Nguồn: viettimes.vn)
tin liên quan
Tasco Auto chính thức thành nhà phân phối xe Volvo tại Việt Nam
Cách sử dụng tính năng phanh tay điện tử Auto Hold hiệu quả nhất
Mercedes-Benz bất ngờ giảm giá loạt xe sang, cao nhất lên đến 450 triệu đồng tại Việt Nam
Kia Carnival lần đầu "vượt mặt" Sorento trở thành 'vua doanh số' tại Hàn Quốc
Ô tô nhập khẩu nguyên bản vẫn trượt đăng kiểm do đèn?
Giá xe Ford Ranger tháng 06/2024 và Đánh giá xe chi tiết
Mini Cooper 2025 bản 5 cửa trình làng: khoang cabin rộng rãi, thoáng đãng hơn
Châu Âu chính thức quyết định tăng thuế nhập khẩu xe điện Trung Quốc lên gần gấp 5 lần
Subaru dừng sản xuất tại Thái Lan, tương lai xe Forester tại Việt Nam có thể quay lại nhập Nhật
xe mới về
-
Mercedes Benz GLC 200 2021
1 Tỷ 350 Triệu
-
Mercedes Benz C300 AMG 2018
998 Triệu
-
Mercedes Benz GLC 200 2021
1 Tỷ 299 Triệu
-
Mercedes Benz C300 AMG 2022
1 Tỷ 695 Triệu
-
Mercedes Benz GLC 300 4Matic 2021
1 Tỷ 750 Triệu