Vì sao xuất hiện tình trạng vô lăng tự trả lái khi vào cua?
Khi xoay vô lăng, bánh xe sẽ chạy theo đường cong nhờ lực hướng tâm, sau đó cơ cấu sẽ tạo ra lực ly tâm để tự trả lái.
Cụ thể, khi di chuyển vào cua, lực hướng tâm sinh ra giúp xe chạy theo đường cong, sau đó, cơ cấu cải tiến của xe sẽ sinh ra lực ly tâm để tạo ra hiện tượng trả lái.
Vô lăng tự trả lái khi vào cua là hiện tượng phổ biến xảy ra khi xe di chuyển qua các khúc cua. Cơ chế thay đổi góc đặt bánh xe đằng sau hiện tượng này cũng là một cải tiến giúp cân bằng khả năng dẫn hướng và vào cua một cách chính xác, đem lại cảm giác tự tin, thoải mái hơn cho người lái.
Vô lăng tự trả lái khi vào cua là gì?
Vô lăng tự trả lái khi vào cua là hiện tượng phương tiện tự trả lái lại mà không cần ngoại lực gì tác động đến vô lăng và người lái xe không kìm vô lăng khi di chuyển qua các đoạn đường cong.
Để ô tô có thể chuyển hướng hay vào cua, phương tiện cần một lực hướng vào tâm quay của vòng cua. Lực này sẽ xuất hiện ở vùng tiếp xúc giữa mặt đường và bánh xe.
Hiện tượng vô lăng tự trả lái có diễn ra hay không tùy thuộc vào góc đặt bánh xe. Khi trục quay đứng được lắp đặt vuông góc với mặt đường, phương của trục quay này sẽ đi qua vùng tiếp xúc giữa mặt đường và bánh xe.
Đồng thời, phương trục quay đứng cũng vuông góc với phương của lực hướng tâm được sinh ra khi vào cua. Vì vậy, không có momen lực nào được sinh ra để dẫn hướng bánh xe về vị trí ban đầu.
Những thay đổi trên vô lăng được chuyển đến bánh xe thông qua cơ cấu thanh răng bánh răng. Điều này sẽ làm thay đổi hướng của bánh xe xung quanh một trục thẳng. Thực tế, trục lái được đặt hơi nghiêng để tạo thành góc caster.
Cụ thể, góc caster được xác định bởi đường thẳng qua tâm trục xoay đứng và đường thẳng vuông góc với mặt đường (nhìn ngang). Lúc này, phương của trục quay đứng không đi qua vùng tiếp xúc bánh xe và mặt đường nên không cắt phương của lực hướng tâm.
Từ đó, momen xoắn phục hồi được sinh ra khiến vô lăng tự trả lái khi vào cua. Như vậy, cơ chế trả lái của vô lăng hoạt động khá đơn giản khi chỉ cần một thay đổi nhỏ trong góc đặt bánh xe.
Hướng dẫn cách quay vô lăng khi vào cua an toàn
Khi ra vào cua hoặc ở các tình huống khẩn cấp, người điều khiển xe ô tô (kể cả ô tô điện) cần có kỹ thuật quay vô lăng đúng cách để đảm bảo an toàn vận hành.
Theo đó, người lái xe cần lưu ý các hướng dẫn kỹ thuật quay vô lăng sau:
Quay vô lăng với một tay
Người lái đặt tay ở vị trí cao nhất của vô lăng như bình thường. Tiếp theo, người dùng nới lỏng tay nắm và sử dụng lòng bàn tay để quay vô lăng xuống điểm thấp nhất sang bên phải.
Sau đó người điều khiển xe quay vô lăng theo hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay và chuyển sang cách nắm bình thường để quay vô lăng trở lại điểm cao nhất.
Quay vô lăng với một tay được đánh giá là khá phức tạp cho người lái mới. Vậy nên người lái cần thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn, đặc biệt cần thực hiện đồng thời các thao tác khác như bật đèn xi nhan, ra vào số, bật gạt nước...khi cần thiết.
Quay vô lăng bắt chéo tay
Để quay vô lăng bắt chéo tay, đầu tiên, người lái cần đặt tay trên vô lăng ở vị trí bình thường và bắt đầu quay cho đến khi tay trái chuẩn bị bắt chéo tay phải.
Lúc này, chủ xe buông tay trái và đưa tay trái bắt chéo lên phía trên. Tiếp đó, người lái xe tiếp tục quay vô lăng sau khi bắt chéo tay phải đến vị trí chuẩn bị bắt chéo tay trái trước đó.
Quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi ô tô ôm hết được vòng cua và người lái đặt tay về vị trí như bình thường.
Quay vô lăng bắt chéo tay là tập hợp của các chuyển động tuần tự tiếp nhau nhằm giúp đánh lái góc lớn trong khoảng thời gian ngắn.
Với kỹ thuật này, những tay lái “cứng” có thể tính toán được góc quay vô lăng cần thiết nên dễ dàng chọn được vị trí nắm của hai tay sao cho hợp lý để vào cua mà không nhất thiết phải đặt tay ở vị trí chuẩn quy định. Kiểu đánh lái này rất phù hợp với tình huống cua gấp.
Bên cạnh việc đánh lái khi vào cua, chủ xe cũng cần trả lái thoát cua để xe được trở lại quỹ đạo ban đầu. Lúc này, người điều khiển xe cần xoay ngược vô lăng bằng đúng số vòng đã đánh lái vào cua trước đó.
Việc trả lái không nên diễn ra quá nhanh để đảm bảo kiểm soát vô lăng tốt hơn.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, người cầm lái cần lưu ý quan sát địa hình, giảm tốc độ trước khi vào cua để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.
(Nguồn: vtcnews.vn)
tin liên quan
Rộ tin Range Rover Velar 2025 sắp trìng làng Việt Nam
Lexus LX 700h trình làng thị trường hàng xóm với mức giá gần 4,5 tỷ đồng
Toyota ra mắt RAV-X – bản độ siêu ngầu dựa trên mẫu SUV RAV4
Mẫu sedan nhỏ nhất Mercedes-Benz CLA sắp đổi ruột Trung Quốc
Những nguyên nhân khiến vô lăng ô tô bị rung giật khi phanh
Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số "ông lớn" xe điện BYD vượt mặt Tesla
Đặt lên bàn cân Ford Everest và Toyota Land Prado LC 250 2025
Cập nhật giá xe Ford kèm khuyến mại mới nhất tháng 10/2014
Đánh giá nhanh Everest “con gà đẻ trứng vàng” của hãng xe Ford
xe mới về
-
Mercedes Benz Maybach S450 4Matic 2019
4 Tỷ 350 Triệu
-
Mercedes Benz GLC 300 4Matic Coupe 2021
2 Tỷ 150 Triệu
-
Toyota Land Cruiser VXR 3.5 V6 2023
5 Tỷ 250 Triệu
-
Audi A6 1.8 TFSI 2017
890 Triệu
-
Mercedes Benz GLS 450 4Matic 2021
3 Tỷ 979 Triệu